top of page

Nếu áp dụng phương pháp nông nghiệp bền vững, thì sản lượng nông sản có bị giảm không?

Chuyên mục "Hỏi Hay Đáp Ngay"

CÂU HỎI: Nếu áp dụng phương pháp nông nghiệp bền vững, thì sản lượng nông sản có bị giảm không?


Trả lời:


Nông nghiệp bền vững và vấn đề an ninh lương thực.

Các vấn đề được đặt ra…

2.6 tỷ người trên thế giới đang phụ thuộc trực tiếp vào nông nghiệp nhưng 52% diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng do suy thoái và xói mòn đất. Không chỉ vậy, hạn hán và sa mạc hóa đã khiến 12 triệu ha đất bị mất mỗi năm (23 ha mỗi phút), tương đương 20 triệu tấn ngũ cốc.

Hệ sinh thái nông nghiệp do con người tạo ra là một trong số những nguyên nhân khiến đất đai ngày càng suy thoái nghiêm trọng và diện tích đất mặt – cơ sở của sự sống trên Trái Đất – suy giảm đáng kể hiện nay. Hệ sinh thái này đi ngược lại với tự nhiên, phương thức canh tác độc canh, tập trung vào những nông sản có lợi nhất về mặt thương mại, đã làm mất đi sự đa dạng loài cũng như làm mất đi môi trường sống của rất nhiều sinh vật trong tự nhiên.

Giải pháp cho việc này là chúng ta cần tái kết nối với tự nhiên, nhìn vào tự nhiên, và xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bắt chước tự nhiên, phong phú cung cấp tất cả các nhu cầu cơ bản của nhân loại.


Nông nghiệp bền vững là gì?

Ý tưởng chính của nông nghiệp bền vững là quản lý hệ sinh thái nông nghiệp tốt hơn và để lại cho thế hệ mai sau một môi trường cho phép đáp ứng toàn bộ nhu cầu của họ. Ý tưởng này được ra đời từ những năm 1930 và tiếp theo sau cuộc khủng hoảng kinh tế bi thảm của thời kì Dust Bowl (chén bụi), tác động lớn đến khu vực đồng bằng ở Bắc Mỹ, Hoa Kỳ bằng phương thức canh tác ven sườn đồi, canh tác xen kẽ (xen canh) và gieo hạt trực tiếp lên thảm thực vật đồng thời chống xói lở đất.

Hiện nay, không chỉ các nhà khoa học mà cả đám đông quần chúng và các phương tiện truyền thông cũng sử dụng từ này rộng rãi. Từ này thậm chí còn bị sử dụng quá nhiều vì nó càng không rõ ràng thì nó càng được hiểu theo nhiều hướng. Nhưng có lẽ đây lại là chìa khóa thành công bởi ai cũng có thể đặt hy vọng của riêng mình vào đó.

Để hiểu đúng, chúng ta sẽ đi từ định nghĩa của 2 cụm từ “phát triển bền vững”“nông nghiệp” ở góc độ phân tích khái niệm như sau:

“Phát triển bền vững” (Sustainable development) là phát triển để đáp ứng nhu cầu của thế hệ hôm nay mà không gây tổn hại cho sự phát triển của thế hệ tương lai và đảm bảo cho thế hệ tương lai có cơ hội phát triển như hiện nay. (Theo từ điển Larousse – Pháp)

“Agriculture” là từ kết hợp giữa “agrarian” (đất đai)“culture” (văn hóa), từ đó ta có thể hiểu “nông nghiệp” là văn hóa của sự kết hợp chân chính giữa con người và đất, tạo ra các sản phẩm cung cấp cho nhu cầu của con người.

Như vậy, “Nông nghiệp bền vững” (Sustainable Agriculture) là phát triển văn hóa từ đất và người để phục vụ cho nhu cầu của thế hệ hôm nay và có thể trụ được lâu dài hoặc có khả năng tái sản xuất cho thế hệ mai sau.

Nông nghiệp bền vững được là kiềng 3 chân với 3 khía cạnh tồn tại song hành:

- Môi trường và sinh thái (earth share): thân thiện với môi trường, giảm sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giảm ô nhiễm không khí, đất và nước, an toàn cho sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng mà thay vào đó là phương thức canh tác huy động tối đa nguồn lực và tài nguyên từ thiên nhiên, với mục tiêu nâng cao chất lượng nông sản và vệ sinh an toàn với con ngườ- Kinh tế xã hội (people share): hỗ trợ lao động nông nghiệp, duy trì tối đa số lương nông dân ở nông thôn nhằm hạn chế tập trung các cơ sở khai thác và khuyến khích số lượng tối đa các nông dân trẻ.


- Đạo đức (fair share): định ra những mức giá có lợi cho nông sản, tức những mức giá cho phép các hộ nông dân vừa có thể sống khá đầy đủ vừa có thể đầu tư vào hoạt động sản xuất và giữ gìn môi trường nông thôn.

Trong trao đổi quốc tế, sự bền vững này còn có một khía cạnh khác gọi là “fair trade” – mậu dịch công bằng – dựa trên việc xác định “giá đúng” bằng cách quan tâm đến chi phí sản xuất thực tế và khả năng sinh lợi nhằm có thể đầu tư giáo dục con người và cải thiện sản xuất, nó trai ngược với luận lý chỉ dựa vào duy nhất vào mối quan hệ cung – cầu để thiết lập giá sản phẩm). Từ đó, chi phí mà người tiêu dùng cuối cùng phải trả có thể cao hơn một chút bởi nó bao hàm nhiều ý nghĩa và trách nhiệm trong đó.

Căn cứ vào các mục tiêu của phát triển nông nghiệp bền vững thì Việt Nam là nước có đầy đủ điều kiện thuận lợi để định hướng canh tác theo phương thức hữu cơ khi khai thác, chế biến và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ nguồn sinh khối hữu cơ để tạo ra nông sản hàng hóa chất lượng cao phục vụ cho con người, Trong đó, đối tượng được hưởng phúc lợi trực tiếp bao gồm cả người nông dân và người tiêu dùng với mức giá hợp lý nhằm tăng sinh kế và cải thiện chất lượng cuộc sống ngày một tốt hơn.


Các mô hình “nông nghiệp bền vững”

Ngày nay, đi cùng với sự phát triển bền vững chung của thế giới ở tất cả các ngành kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng, thuật ngữ “permaculture” vốn đã xuất hiện từ 1978 nay lại được nhắc nến nhiều hơn, lấy cảm hứng từ triết lý nông nghiệp thuận tự nhiên sau “Cuộc cách mạnh MỘT – CỌNG – RƠM” của Masanobu Fukuoka.

“Permaculture” là sự kết hợp của “permanent” (vĩnh cửu) và “agriculture” (nông nghiệp), dùng để nói đến hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp được thiết kế và duy trì một cách có ý thức, có chứa các đặc điểm của hệ sinh thái tự nhiên gồm sự đa loài, sự ổn định, khả năng tự phục hồi. Về phần lý thuyết, đây là một loạt các quy tắc ứng xử công bằng giữa các cá thể trong quần thể, giữa các loài trong hệ sinh thái. Kèm theo đó là kho kiến thức sinh thái của các loài, mỗi loài có vai trò gì trong hệ sinh thái, đặc tính của nó ra sao, nó ăn cái gì vào, thải cái gì ra, v.v.

Áp dụng các quy tắc và những kiến thức sinh thái đó vào thực tiễn thì phần thực hành của permaculture cung cấp cho chúng ta các mô hình thiết kế nông trại, các kỹ thuật canh tác tự nhiên, các kỹ thuật phối hợp và điều hoà các loài trong hệ sinh thái để vừa đảm bảo "bánh xe" sinh thái được vận hành trơn tru, vừa "lăn" được tới cái đích mà chúng ta muốn tới. Cụ thể, có một mô hình thực tế mà chúng rất quen thuộc mà ông bà ta từ xưa đã ứng dụng vào việc canh tác nông nghiệp trong từng hộ gia đình, đó là VAC (Vườn - Ao - Chuồng) thể hiện khá rõ những nguyên lý của permaculture.


VAC - Hơi thở thuần Việt mang dáng dấp hiện đại trong thời kì hội nhập.

VAC chính là từ viết tắt của Vườn – Ao – Chuồng, trong đó Vườn là yếu tố thể hiện cho hoạt động trồng trọt, Ao là thể hiện cho quá trình nuôi cá, Chuồng phục vụ cho hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm); là kiểu sản xuất phổ biến của nhiều cộng đồng nông thôn Việt Nam, là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp; là mô hình kinh tế sinh thái nông nghiệp bền vững, có chức năng chính là cung cấp các sản phẩm phục vụ nhu cầu cho nhu cầu thực phẩm của con người và tạo một nguồn thu nhập nhất định. Đây là một mô hình được xây dựng cách đây từ rất lâu, nhưng cho đến năm 1986 khi Hội Làm vườn Việt Nam phát triển thành mô hình hiện đại mang đến lợi ích cho bà con.

Có thể nói VAC chính là một mô hình nông nghiệp với hoạt động trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc là chính. Những hoạt động này có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo nên hệ thống tổng thể, giúp cho việc sử dụng nguồn đất, nước và năng lượng mặt trời một cách tốt nhất với mức đầu tư thấp.

Hệ thống VAC là một hệ thống khép kín mà các các thành phần trong hệ thống có mối liên hệ mật thiết với nhau. Thông thường, trong hệ thống VAC, ao cá sử dụng phân (do gia súc, gia cầm thải ra) làm nguồn thức ăn cho các loài cá nuôi trong ao, ngoài ra phân còn được sử dụng để bón vườn; ao cung cấp nước phục vụ tưới tiêu, đất bùn (khi vét cải tạo ao) bổ sung đất tốt cho toàn bộ cây trong vườn; còn vườn cung cấp rau phục vụ chăn nuôi. Ở Việt Nam, hệ thống VAC truyền thống được áp dụng rộng rãi ở nông thôn bao gồm cả vùng ven biển. Việc lồng ghép này bao gồm trồng cây trong vườn hộ, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống VAC là một hệ thống sinh thái hoàn chỉnh, thống nhất các khâu, các thành phần, chi phí đầu tư thấp phù hợp với đặc điểm hầu hết ở các các vùng ngoại thành và nông thôn Việt Nam. Bằng những cơ cấu cây trồng vật nuôi ổn định, phù hợp điều kiện thời tiết, lợi dụng tối đa điều kiện tài nguyên môi trường và sử dụng tối ưu nguyên vật liệu, thức ăn, năng lượng cho nên khả năng ứng dụng cao nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình tại các vùng nông thôn, đặc biệt đối với các hộ gia đình nghèo tại các vùng miền núi và ven biển. Tại vùng ven biển Bắc Trung, có đến 90% số hộ có cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thu từ VAC.


Vườn rừng sinh thái (Agroforestry)

Không chỉ được xem là tập hợp các kỹ thuật làm vườn, trên thực tế Permaculture đã phát triển thành triết lý thiết kế và đối với một số người là triết lý cho cuộc sống. Mục đích chính của permaculture là tạo ra các hệ thống của con người, cung cấp cho nhu cầu của con người, nhưng sử dụng nhiều yếu tố tự nhiên và lấy cảm hứng từ các hệ sinh thái tự nhiên. Mục tiêu và ưu tiên của permaculture trùng khớp với những điều mà nhiều người coi là yêu cầu cốt lõi cho sự bền vững”.

==============================

Mọi thông tin về chương trình xin liên hệ:

Hotline: 0908 404 477


18 views0 comments
bottom of page